Những trích dẫn hay từ quyển: “Chẳng Cần Ngồi Yên Vẫn Có Thể Thiền, tác giả: Jan Ghozen Bays, Thái Hà Books)
“Chánh niệm thật sự lợi lạc ở góc độ: nó trải khắp mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày của chúng ta, khiến tỉnh thức rõ rệt, tò mò, và muốn khám phá các hoạt động đời thường của cuộc sống, như dậy sớm vào buổi sáng, đánh răng, bước qua cửa, trả lời điện thoại, lắng nghe người khác nói chuyện”.

“Sự vất vả khi sử dụng tay không thuận có thể đánh thức lòng bi mẫn của chúng ta đối với bất cứ ai vụng về hoặc không khéo léo, như người bị tật, bị thương hoặc đột quỵ. Chúng ta nhanh chóng nhận ra bản thân đã xem những cử động đơn giản mà nhiều người không thể làm được là quá hiển nhiên. Sử dụng đũa bằng tay không thuận là một trải nghiệm về sự không tự tin. Nếu bạn muốn ăn một bữa ăn trong khoảng một giờ và không muốn làm đổ thức ăn khắp nơi, bạn sẽ phải rất chú ý (trang 41)
Đoạn trích nói về bài tập thực hành chánh niệm: dùng tay không thuận cho các hoạt động thường ngày.
“Để mang lại khả năng cho cuộc sống của bạn, hãy mở tâm thức của người mới bắt đầu, trong mọi tình huống.”

Hay trong thế giới hậu hiện đại, đa văn hoá ngày nay, sự thật thường được xem là tương đối, và chúng ta đã chuyển dần sang giao tiếp bằng những cách thiếu mục đích hơn? Hay chúng ta sợ phải nói điều gì đó không đúng đắn về chính trị hoặc gợi nên những phản ứng từ người nghe? Liệu chúng ta có đang chìm vào thuyết tương đối về đạo đức hay không? Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng ta sẽ bắt gặp bản thân mình nói những câu như th này: “Ăn cắp, giống như, trong một chừng mực nào đó, là sai trái.”
Khi tâm thức của chúng ta rõ ràng, chúng ta có thể nói một cách thẳng thắn, chính xác và không xúc phạm người khác. (Trang 49)

“Tôi nghĩ các bạn đều đã đạt giác ngộ cho đến khi các bạn mở miệng.” (Thiền sư Suzuki Roshi) (Trang 50)

“Đôi bàn tay phối hợp với nhau không mệt mỏi để đạt được nhiều điều kỳ diệu, và chúng không bao giờ làm tổn thương lẫn nhau. Liệu điều này có thành sự thật với hai cá thể người bất kỳ nào không?” (Trang 55)

Khi ăn, chỉ ăn thôi. Khi uống, chỉ uống thôi. Chánh niệm là gia vị tốt nhất cho món ăn và cho toàn bộ cuộc sống của bạn. Hãy thưởng thức từng miếng ăn, hãy tận hưởng mỗi khoảnh khắc. (Trang 62)

Có những người ăn một trái cam, nhưng không thực sự ăn. Họ ăn nỗi sầu khổ của họ, nỗi sợ hãi, cơn giận dữ, quá khứ và tương lai của họ. Họ thực sự không hiện hữu ở đó với thân và tâm hoà nhập. Bạn cần rèn luyện chỉ để thưởng thức (đồ ăn). Điều này đến từ toàn thể vũ trụ chỉ để nuôi dưỡng chúng ta… đây là một điều kỳ diệu (Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trang 62)

Những lời nói thiện lành là một món quà. Chúng tạo ra sự giàu có trong trái tim (Trang 70)

Ngay cả trong sự tĩnh lặng cũng có âm thanh. Để nghe được những âm thanh vi tế như vậy, tâm thức phải vô cùng tĩnh lặng (Trang 75)

Đừng bực bội khi bạn phải chờ đợi, hãy vui vẻ vì bạn đã có thêm chút thời gian để thực hành cảm nhận sự hiện hữu của bản thân ( Trang 88)

Sự rộng lượng chính là phẩm chất cao quý nhất, và việc cho đi trong bí mật chính là hình thức cao nhất của sự rộng lượng. (Trang 95)

Sẽ không có bữa tiệc trong miệng nếu như tâm thức không được mời tham dự (Tr 133)

(sachhay.vn)
Nguồn ảnh: internet
- Claude Monet – thế giới diệu kỳ của ánh sáng - 25 Tháng Tư, 2021
- Giá ngày tháng ấy có người hiểu tôi… - 22 Tháng Tư, 2021
- Ăn để nhớ – nỗi nhớ qua những món ăn quê nhà - 20 Tháng Tư, 2021